Mục lục
- 1) Trên cơ sở dữ liệu (database)
- 2) Trên bảng (table)
- 3) Trên bản ghi (record)
- 4) Truy vấn (query)
- 4.1) Truy vấn đơn giản
- 4.2) Truy vấn lồng nhau (nested query)
- 4.3) Truy vấn tổng nhóm (subtotal query / grouping query)
- 4.4) Truy vấn liên bảng (cross table query / joining query)
- Xem tất cả các CƠ SỞ DỮ LIỆU người dùng trong MÁY CHỦ
- Xem tất cả các BẢNG người dùng trong CƠ SỞ DỮ LIỆU
- Xem tất cả các CỘT thuộc về một BẢNG
- Sử dụng bảng tạm
- Sử dụng biến tạm
- Các mô hình dữ liệu (data model)
- Các vấn đề của lưu trữ
- Các khái niệm cơ bản
- Mối quan hệ giữa các
- Ngôn ngữ định nghĩa và xử lý dữ liệu
- Các vấn đề về toàn vẹn dữ liệu
- Các hỗ trợ với toàn vẹn
- Các kiểu dữ liệu
Tóm tắt các câu lệnh TSQL cơ bản đã học
1) Trên cơ sở dữ liệu (database)
Các phiên bản của SQL Server: Enterprise, Personal, Desktop, Developer,..
Các bộ phận của SQL Server: Enterprise Manager, Query Analyzer, Books Online,..
Các loại tập tin của SQL Server: data file (primary, secondary), log file
Các loại cơ sở dữ liệu của SQL Server: system database, user database
create database: tạo cơ sở dữ liệu
[gistpen id=”440″]
drop database: xóa cơ sở dữ liệu
[gistpen id=”442″]
alter database: sửa các thông tin của cơ sở dữ liệu
[gistpen id=”444″]
exec sp_dboption: sửa các thông tin của cơ sở dữ liệu
[gistpen id=”446″]
dbcc: điều khiển cơ sở dữ liệu
[gistpen id=”448″]
2) Trên bảng (table)
Nhớ các kiểu số liệu: text, binary, numberic, money, datetime, bit, variant
Nhớ các các ràng buộc: default, check, unique, foreign, primary
Nhớ các kiểu toàn vẹn: entity, domain, referential, user
Nhớ các thuộc tính bổ trợ: identity, null
create table: tạo bảng
- Tạo bảng với các cột
[gistpen id=”450″]
- Tạo với các ràng buộc
[gistpen id=”452″]
drop table: xóa bảng
[gistpen id=”454″]
alter table..add: thêm cột
Thêm cột bằng cách dùng lệnh alter table
[gistpen id=”456″]
alter table..drop column: xóa cột
[gistpen id=”458″]
alter table..alter column: thêm thuộc tính not null
[gistpen id=”460″]
alter table..add primary key: thêm khóa chính
Thêm ràng buộc khóa chính cần phải biến một cột null thành not null trước khi thêm. Nếu để lệnh chuyển đổi thuộc tính not null ngay cạnh lệnh thêm khóa chính thì phải chèn từ khóa go vào vì có thể lệnh trên chưa được thực hiện do đó lệnh dưới báo lỗi
[gistpen id=”462″]
alter table..add foreign key: thêm ràng buộc khóa ngoài
[gistpen id=”464″]
alter table..add default: thêm ràng buộc mặc định
[gistpen id=”466″]
exec sp_help: xem thông tin bảng
[gistpen id=”468″]
3) Trên bản ghi (record)
Nhớ thêm phần biểu thức điều kiện
Nhớ thêm phần ký tự thay thế
insert..values: thêm các bản ghi vào bảng
[gistpen id=”470″]
insert..select: thêm các bản ghi từ bảng khác vào bảng
[gistpen id=”472″]
select..into: đưa kết quả lựa chọn vào bảng mới
[gistpen id=”474″]
delete: xóa các bản ghi từ bảng
[gistpen id=”476″]
truncate: xóa toàn bộ bản ghi của bảng
[gistpen id=”478″]
update: sửa các bản ghi trong bảng
[gistpen id=”480″]
4) Truy vấn (query)
Hỗ trợ truy vấn: distinct, top, as, identity
Phép toán tập hợp: in, like, between
Các hàm tổng nhóm: sum, max, min, avg
4.1) Truy vấn đơn giản
select *: Hiện tất cả bảng
[gistpen id=”482″]
select: Hiện một số cột
[gistpen id=”484″]
select..where: Hiện một số dòng / bản ghi
[gistpen id=”486″]
select..order by: Hiện và sắp xếp theo điểm rồi theo tên
[gistpen id=”488″]
select..distinct: Hiện danh sách giá trị không trùng lặp
[gistpen id=”490″]
select..top: Hiện các dòng đầu tiên trong bảng
[gistpen id=”492″]
4.2) Truy vấn lồng nhau (nested query)
select..where (select)
Hiện tất cả những người trong bảng nhân viên có lương bằng lương lớn nhất của những người có trong công ty:
[gistpen id=”494″]
select..where (in)
Hiện tất cả những người trong bảng nhân viên có lương lớn nhất hoặc lớn nhì của những người có trong công ty:
[gistpen id=”496″]
Câu lệnh select trong sẽ tạo ra một tập hai giá trị (top 2) đó là lương lớn nhất và lương lớn nhì. Và câu lệnh select thứ nhất sẽ chọn ra những người mà lương nằm trong tập lớn nhất và lớn nhì
select..where (in sub)
Hiện ra tất cả những người có lương lớn nhất phòng của anh ta (không phải lớn nhất trong công ty mà lớn nhất trong phòng hoặc đơn vị mà anh ta thuộc về)
[gistpen id=”498″]
Câu lệnh select trong sẽ trả về giá trị lương lớn nhất nhưng không phải lớn nhất trong toàn công ty mà lớn nhất trong phòng của nv1. Sau đó câu lệnh select ngoài cùng sẽ xác định xem nv1 có được chọn không bằng cách kiểm tra lương anh ta với lương lớn nhất của phòng anh ta.
4.3) Truy vấn tổng nhóm (subtotal query / grouping query)
select..group by: Thống kê theo tiêu chí
Hiện ra số lượng các nhân viên ứng với từng quê
[gistpen id=”500″]
Đếm số nam và số nữ trong công ty
[gistpen id=”502″]
Tính tổng thu nhập theo từng phòng
[gistpen id=”504″]
select..having: Hiện ra một số nhóm phù hợp
Chỉ đếm số lượng người ở Hải Phòng và số lượng người ở Hà nội
[gistpen id=”506″]
Chỉ hiện ra những phòng nào có tổng thu nhập lớn hơn 500000
[gistpen id=”508″]
Chỉ hiện ra những tỉnh nào có số lượng người lớn hơn 10
[gistpen id=”510″]
4.4) Truy vấn liên bảng (cross table query / joining query)
select..inner join: ghép các cặp bản ghi thỏa mãn điều kiện
Ghép bảng nhân viên và hiện ra tên nhân viên và tên địa phương
[gistpen id=”512″]
select..left outer join: lấy tất cả phía trái và ghép (nếu có) với phải
Lấy tất cả những nhân viên kể cả những nhân viên có quê quán không hợp lệ (nghĩa là mã quê quán không có trong bảng địa phương)
[gistpen id=”514″]
select..right outer join: lấy tất cả phía phải và ghép (nếu có) với phía trái
Lấy tất cả những địa phương ghép với nhân viên, các địa phương không hợp lệ sẽ được ghép với bộ dữ liệu rỗng. Không hiện ra các nhân viên không có mã quê quán phù hợp
[gistpen id=”516″]
select..full outer join: lấy từ hai phía và ghép nếu có
Lấy tất cả những nhân viên (nếu không có quê quán phù hợp thì ghép với bộ dữ liệu rỗng) và tất cả những địa phương kể cả không có nhân viên.
[gistpen id=”518″]
select..cross join: trả về tất cả các cặp có thể ghép
Ghép từng nhân viên với tất cả các địa phương. Như vậy nếu có m nhân viên và có n địa phương thì bảng đích sẽ có m*n dòng. n dòng đầu cho nhân viên thứ nhất ghép với các địa phương. n dòng sau cho nhân viên thứ hai ghép với các địa phương. và tiếp tục như thế tới nhân viên thứ m.
[gistpen id=”520″]
ref: Tham khảo thêm một số lệnh
Xem tất cả các CƠ SỞ DỮ LIỆU người dùng trong MÁY CHỦ
Mỗi khi một cơ sở dữ liệu được tạo ra, bảng sysdatabase trong cơ sở dữ liệu master sẽ chứa thông tin về bảng mới tạo ra đó. Do vậy chúng ta có thể liệt kê tất cả các cơ sở dữ liệu trong một máy chủ bằng cách liệt kê các bản ghi trong bảng sysdatabase
[gistpen id=”522″]
Xem tất cả các BẢNG người dùng trong CƠ SỞ DỮ LIỆU
Mỗi khi một bảng được tạo ra trong một cơ sở dữ liệu, thông tin về bảng đó sẽ được chứa trong bảng sysobjects của chính cơ sở dữ liệu chứa bảng vừa tạo. Vì vậy chúng ta có thể xem danh sách các bảng trong cơ sở dữ liệu bằng cách truy vấn bảng sysobjects. Các bảng do người dùng tạo có kiểu là ‘U’
[gistpen id=”524″]
Trong ví dụ này, chúng ta lấy tất cả các bản ghi bảng sysobjects của cơ sở dữ liệu Northwind nhưng chỉ lấy những bảng người dùng, nghĩa là những bảng có xtype là ‘U’
Xem tất cả các CỘT thuộc về một BẢNG
Mỗi khi một cột trong bảng được tạo, bảng syscolumns trong cơ sở dữ liệu sẽ chứa thông tin về cột vừa tạo. Thuộc tính id của cột sẽ chứa định danh của bảng mà cột đó thuộc về. Vì vậy để xem các cột trong một bảng dữ liệu, chúng ta có thể truy vấn bảng syscolumns
[gistpen id=”526″]
Trong ví dụ này, ta khai báo biến @x kiểu int, sau đó lấy id của bảng Employees vào biến @x, rồi ta lấy tất cả các cột trong bảng syscolumns mà có id bằng @x, cũng có nghĩa là id của bảng Employees. Do vậy ta sẽ liệt kê được tất cả các cột trong bảng Employees
Sử dụng bảng tạm
Khai báo bảng, cập nhật bảng, và hiện bảng
[gistpen id=”528″]
Khai báo bảng, tải bảng khác từ trong cơ sở dữ liệu lên bảng vừa khai báo, và hiện bảng
[gistpen id=”530″]
Sử dụng biến tạm
[gistpen id=”532″]
ref: Các khái niệm cơ bản của cơ sở dữ liệu
Các mô hình dữ liệu (data model)
+ Mô hình thứ bậc (hierarchical)
+ Mô hình mạng lưới (network)
+ Mô hình quan hệ (relational)
Các vấn đề của lưu trữ
+ Sự dư thừa (redundance)
+ Sự nhất quán (consistence)
+ Tính toàn vẹn (integrity)
+ Sự an toàn (security)
+ Sự chia sẻ (sharing)
Các khái niệm cơ bản
+ Cơ sở dữ liệu (database)
+ Bảng (table) hoặc quan hệ (relation)
+ Bản ghi (record) hoặc dòng (row) hoặc bộ (tuple)
+ Trường (field) hoặc cột (column)
+ Mối quan hệ (relationship) được biểu hiện bằng bảng (table) hoặc khóa (key)
Mối quan hệ giữa các
+ Tại sao phải lưu mối quan hệ
+ Phương pháp lưu các mối quan hệ (dùng khóa, dùng bảng)
+ Khóa chính (primary key) và khóa ngoài (foreign key)
+ Vấn đề toàn vẹn tham chiếu (referential integrity)
Ngôn ngữ định nghĩa và xử lý dữ liệu
+ Thao tác trên các đối tượng như cơ sở dữ liệu, bảng, cột
+ Phần định nghĩa cơ sở dữ liệu và bảng: create, drop, alter
+ Phần cập nhật dữ liệu: insert, delete, update
+ Phần truy vấn dữ liệu: join, union, projection, selection, sort, group
+ Phần lập trình và thao tác: declare, set, use, go
ref: Liên quan tới định nghĩa bảng
Các vấn đề về toàn vẹn dữ liệu
+ Toàn vẹn thực thể (entity integrity): primary key, unique, identity
+ Toàn vẹn tham chiếu (referential integrity): foreign key, check
+ Toàn vẹn miền dữ liệu (domain integrity): default, foreign key, check, not null
+ Toàn vẹn người dùng (user integrity): rules, stored procedures, triggers
Các hỗ trợ với toàn vẹn
+ Ràng buộc kiểm tra (check constraint): phải thỏa mãn điều kiện nào đó
+ Ràng buộc mặc định (default constraint): phải có một giá trị mặc định
+ Ràng buộc duy nhất (unique constraint): các giá trị trong cột không được trùng lặp
+ Ràng buộc khóa ngoài (foreign key constraint): các giá trị phải hợp lệ với cột khóa chính tương ứng
+ Ràng buộc khóa chính (primary key constraint): phải duy nhất và không trống
+ Thuộc tính định danh (identity property): có thể được tăng tự động
+ Thuộc tính không trống (not null property): không được phép để trống
Các kiểu dữ liệu
Giá trị nhị phân: bit
Các số nguyên: bigint, int, smallint, tinyint
Các số thực xấp xỉ: float, real
Giá trị số thực chính xác: decimal, numberic
Giá trị tiền tệ: money, smallmoney
Giá trị hời gian: datetime, smalldatetime
Các chuỗi: char, varchar, text, nchar, nvarchar, ntext,
Các chuỗi nhị phân: binary, varbinary, image
Các kiểu khác: cursor, table, variant, timestamp, uniqueidentifier
1 comments On Tổng hợp những câu lệnh SQL cơ bản
Cảm ơn bạn ! mình đang cần nó
Comments are closed.