Site icon LCDUNG

REVIEW SÁCH: THÓI QUEN THỨ 8

Đã rất lâu rồi mới có thời gian để review 1 cuốn sách. Thật ra mình cũng chưa có hứng để viết lắm, mà thôi nhân lúc đang rảnh thì viết luôn chứ đợi khi có hứng thì lại không có thời gian (bận rộn cơm áo gạo tiền quá mà).

Hôm nay mình sẽ nói về cuốn Thói quen thứ 8 của Stephen R.Covey.

Nếu đọc các cảm nhận trên mạng thì sẽ có rất nhiều nơi tóm tắt ý đồ của cuốn sách như sau: “Thói quen thứ 8 là tìm ra tiếng nói của bản thân và giúp đỡ người khác tìm ra tiếng nói của họ, để từ đó chúng ta cùng phát triển trong Thời đại Thông tin, thời kỳ mà sự phụ thuộc lẫn nhau còn quan trọng hơn cả sự độc lập.

Thật ra khi đọc xong cuốn sách thì tôi vẫn không thể nắm hết được ý nghĩa của nó. Tuy nhiên, mỗi người khi tìm đọc một cuốn sách nào đó thì họ đang đi tìm kiếm câu trả lời cho một vấn đề nào đó mà họ đang băn khoăn tìm lời giải đáp. Và tôi cũng không ngoại lệ, tôi tiếp cận cuốn sách này dưới góc độ nâng cao nhận thức về quản lý. Quản lý bản thân, quản lý cấp dưới và làm việc với cấp trên.

Dưới đây là 1 số trích dẫn, hình ảnh từ cuốn sách, mục đích là để gợi nhớ. Bạn nào chưa đọc thì nên đọc và hãy làm cho riêng mình 1 bản ghi chú dựa trên cảm nhận của bản thân thì sẽ hiệu quả hơn : )

TỔNG QUAN VỀ 8 THÓI QUEN

MÔ THỨC

Bắt đầu từ bên trong.

TẦM NHÌN, KỶ LUẬT, ĐAM MÊ VÀ LƯƠNG TÂM

Lãnh đạo là khả năng biến tầm nhìn thành hiện thực.

WARREN BENNIS

Các nhà lãnh đạo hàng đầu đều có tầm nhìn, óc thực tiễn, đạo đức và lòng dũng cảm. Đây chính là bốn năng lực, bốn hình thức của sự nhận thức, là ngôn ngữ giao tiếp cần có để đạt được những kết quả lâu dài và có ý nghĩa.

Nhà lãnh đạo có tầm nhìn là người luôn biết tư duy lớn, tư duy cái mới và tư duy đột phá. Và, điều quan trọng hơn hết là họ biết giữ mối liên hệ với cấu trúc sâu rộng về nhận thức và tiềm năng sáng tạo của con người.

PETER KOESTENBAUM, Nhà triết học về quản trị

Tầm nhìn là khả năng nhìn thấy trước những gì có thể xảy ra trong công việc, sự nghiệp và trong tổ chức bằng đôi mắt của trí tuệ. Tầm nhìn có được khi chúng ta dùng trí tuệ để đưa ra khả năng đáp ứng nhu cầu. William Blake nói rằng: “Những gì hôm nay được chứng minh là đúng thì trước đó chỉ là sự tưởng tượng”. Khi một người không có tầm nhìn và không quan tâm đến việc phát triển khả năng sáng tạo của trí tuệ, họ sẽ trở thành con mồi trên con đường đi đến chủ nghĩa nạn nhân.

Tính kỷ luật là cái giá phải trả để đưa tầm nhìn đi vào thực tiễn. Đây là phần liên quan đến những thực tế khó khăn, hiển nhiên và đôi khi thật tàn nhẫn, nhưng cần phải có để biến tầm nhìn thành sự thật. Kỷ luật xuất hiện khi tầm nhìn kết hợp với sự cam kết. Đối nghịch với tính kỷ luật và sự cam kết là sự buông thả – tức sự đánh đổi những điều quan trọng nhất của cuộc sống để hưởng những thú vui hay khoái lạc nhất thời.

Sự đam mê là ngọn lửa, là sự khao khát, là sức mạnh của lòng quyết tâm, là động lực để duy trì tính kỷ luật nhằm thực hiện tầm nhìn. Sự đam mê xuất hiện khi nhu cầu của con người trùng khớp với tài năng độc nhất vô nhị của riêng họ. Khi một người không có sự đam mê trong việc đi tìm và sử dụng tiếng nói của bản thân nhằm phụng sự những mục đích cao quý, thì khoảng trống trong tâm hồn họ sẽ đầy rẫy những cảm giác không an toàn và những tiếng nói trống rỗng theo khuôn mẫu xã hội. Trong mối quan hệ và trong các tổ chức, xét theo một khía cạnh nào đó thì sự đam mê bao gồm cả lòng trắc ẩn.

Lương tâm là nhận thức nội tâm về đạo đức để phân biệt đâu là đúng và đâu là sai, là động lực để con người hướng đến ý nghĩa cuộc sống và sự cống hiến vì mục đích cao đẹp. Lương tâm là sức mạnh dẫn đường cho tầm nhìn, tính kỷ luật và sự đam mê. Lương tâm tương phản với cái tôi ích kỷ thường ngự trị trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Đang tính viết tiếp mấy phần sau thì chợt nhớ ra đã có người viết rất kỹ về các phần này nên thôi quyết định trích dẫn link để mọi người cùng đọc qua. (P/s: anh này có nhiều bài viết rất hay về kỹ năng sống, các bạn nên đọc thêm tại https://chienluocsong.com)

BỐN NHU CẦU CỦA CON NGƯỜI.

https://chienluocsong.com/sachthoi-quen-thu-8-p1-bon-nhu-cau-cua-con-nguoi/

BỐN NĂNG LỰC CỦA CON NGƯỜI:

https://chienluocsong.com/sachthoi-quen-thu-8-p2-bon-nang-luc-cua-con-nguoi/

LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ

https://chienluocsong.com/sachthoi-quen-thu-8-p3-lanh-dao-va-quan-ly/

CHỦ ĐỘNG VÀ TRAO QUYỀN (MUST READ)

https://chienluocsong.com/sachthoi-quen-thu-8-p4-chu-dong-va-trao-quyen/

VAI TRÒ CỦA LÃNH ĐẠO

https://chienluocsong.com/sachthoi-quen-thu-8-p5-4-vai-tro-cua-lanh-dao/

Nguồn https://edwardthienhoang.wordpress.com/2020/02/24/review-sach-thoi-quen-thu-8/

Exit mobile version